Trong văn hóa đại chúng Marguerite xứ Anjou, Vương hậu Anh

Tranh vẽ Margaret xứ Anjou trong "Books of the Skinners Company", 1422.

Cuộc đời Margaret xứ Anjou là một truyền kỳ, bà là một trong những nhân vật chủ chốt của nhà Lancaster trong Chiến tranh Hoa hồng, do đó các phim ảnh, tiểu thuyết cùng kịch sân khấu có đề tài về giai đoạn này đều không bỏ qua cơ hội khắc họa bà.

Nhà soạn kịch vĩ đại William Shakespeare đã biên soạn 3 phần vở kịch Henry VI cùng vở Richard III, trong đó Margaret là nhân vật duy nhất xuất hiện trọn cả 4 vở kịch này mà còn sống[21]. Shakespeare đã xem Margaret như một người phụ nữ bản lĩnh, tuy có tàn độc, nhưng lại vô cùng thông minh và rất dễ dàng ảnh hưởng lên chồng mình, đồng thời Shakespeare còn nhìn nhận bà có đức tính ngoan cường trước kẻ thù hãm hại mình. Và dù bà sống lưu vong khỏi Anh kể từ khi bị đánh bại, Shakespeare vẫn để bà xuất hiện trong vở về Richard III khi bà đóng vai trò như Cassandra - một nữ phù thủy, và Shakespeare xây dựng bà vẫn ghi thù những ai phản bội hoặc chống lại nhà Lancaster, nên bà đã nguyền rủa tất cả bọn họ. Bản thân Shakespeare có một câu bình cực kỳ nổi tiếng về bà:「"How ill-beseeming is it in thy sex/ To triumph like an Amazonian trull/ Upon their woes whom Fortune captivates"」[22]. Bà là nữ chính trong vở opera Margherita d'Anjou của Giacomo Meyerbeer.

Rất nhiều sử gia đánh giá cao về cá tính của Margaret, nhà sửa học đương thời, Edward Hall, đã bình về bà như sau:

  • 「"Người đàn bà này vượt trội hơn bất kỳ ai, không chỉ là sắc đẹp cùng danh vọng, mà còn là trí thông minh và khả năng chính trị, cũng như tinh thần và sự can đảm. Những gì bà ta thể hiện giống như đàn ông hơn là đàn bà tầm thường"」[23].

Cuốn sách Margaret of Anjou của nhà văn Mỹ Jacob Abbott khẳng định hết sức tích cực về hành vi của Margaret như sau:

  • 「"Bà Margaret xứ Anjou là một anh thư, không phải là nữ chính trong một câu chuyện tình yêu lãng mạn, mà là trong thực tế tàn khốc cùng khắc nghiệt của một người phụ nữ. Cuộc đời bà phủ đầy những chiến tích vang dội, mà những thứ này được đệm bởi những khó khăn nguy hiểm, khốn cùng lẫn mất mát to lớn. Những thăng trầm này của bà có thể sánh với lịch sử toàn nhân loại"」[24].

Về phương diện phim ảnh cùng tiểu thuyết, phàm có liên quan Chiến tranh Hoa hồng thì có khả năng lớn sẽ có Margaret xuất hiện. Nữ tiểu thuyết gia Philippa Gregory có một loạt tiểu thuyết về cuộc nội chiến này, trong đó Margaret xuất hiện chủ yếu trong The Lady of the Rivers (2011), sau là The White Queen (2009) và The Kingmaker's Daughter (2012). Khi chuyển thể thành TV show The White Queen vào năm 2013, Margaret được diễn bởi nữ diễn viên Veerle Baetens.

Ngoài ra, bà còn xuất hiện đáng kể trong cuốn Anne of Geierstein (1829) của Sir Walter Scott, The Last of the Barons (1843) của Edward Bulwer-Lytton, The Passionate Queen (1966) của Barnaby Ross, The Red Rose of Anjou (1982) của Jean Plaidy, The Sunne in Splendour (1982) của Sharon Kay Penman, The Queen of Last Hopes (2011) của Susan Higginbotham và Stormbird (2013) của Conn Iggulden.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Marguerite xứ Anjou, Vương hậu Anh http://www.amazon.com/Margaret-Anjou-Helen-E-Maure... //doi.org/10.1111%2Fj.1468-2281.1988.tb01072.x http://worldcat.org/oclc/1039082963 //www.worldcat.org/oclc/1039082963 http://www.queens.cam.ac.uk/life-at-queens/about-t... https://archive.org/details/lifeandtimesmar02hookg... https://archive.org/details/manualofheraldry00bout... https://archive.org/details/margaretofanjou00abboi... https://archive.org/details/richardthird00kend https://archive.org/details/shewolveswomenwh0000ca...